• Trang chủ
  • Chăn nuôi
    • Kiến thức chăn nuôi
  • Thú Y
  • Trồng trọt
  • Thị Trường
    • Bảng giá
    • Diễn biến thị trường
  • Làm giàu
  • Khoa học – Công nghệ
  • Liên Hệ
Nuôi trồng xanh
Advertisement
  • Trang chủ
  • Chăn nuôi
    • Kiến thức chăn nuôi
  • Thú Y
  • Trồng trọt
  • Thị Trường
    • Bảng giá
    • Diễn biến thị trường
  • Làm giàu
  • Khoa học – Công nghệ
  • Liên Hệ
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Chăn nuôi
    • Kiến thức chăn nuôi
  • Thú Y
  • Trồng trọt
  • Thị Trường
    • Bảng giá
    • Diễn biến thị trường
  • Làm giàu
  • Khoa học – Công nghệ
  • Liên Hệ
No Result
View All Result
Nuôi trồng xanh
No Result
View All Result
Home Làm giàu

Quảng Ngãi: “Xã trâu” Tịnh Hiệp…

admin by admin
Tháng 10 13, 2022
in Làm giàu
0
Quảng Ngãi: “Xã trâu” Tịnh Hiệp…
0
SHARES
14
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Với  lợi thế có đồng cỏ rộng, nguồn thức ăn tự nhiên dồi dào, hàng chục năm qua, người dân xã Tịnh Hiệp, Sơn Tịnh đã đầu tư phát triển chăn nuôi trâu theo hướng hàng hóa. Toàn xã hiện có trên 2.300 con trâu. Nhiều nhất ở thôn Xuân Hòa trên 500 con.

Vào thời điểm sau khi thu hoạch lúa vụ Đông Xuân, vào mỗi buổi chiều cứ tầm khoảng 15 giờ, chị Phạm Thị Truyền, ở xã Tịnh Hiệp đưa đàn trâu của gia đình ra cánh đồng Càng Cua để trâu ăn cỏ. Hơn 20 năm từ ngày lập gia đình đến nay, chị Truyền chủ yếu làm ruộng và nuôi trâu. Chị Truyền cho biết: “Trung bình mỗi năm, chị nuôi từ 2-3 con trâu sinh sản. Trước đây, chị nuôi trâu chủ yếu để tận dụng sức kéo dùng vào việc cày cấy, lấy phân bón ruộng, giờ có cơ giới hóa nên chị chủ yếu nuôi trâu để tăng hiệu quả kinh tế”.  Nhờ chịu khó chăn thả, chăm sóc, trung bình mỗi năm nuôi từ 6 đến 7 tháng, 1 con trâu cái sinh sản cho ra đời 1 con bê, giá từ 12-13 triệu đồng/con. “Đầu ra của việc nuôi trâu rất thuận lợi, chỉ cần bán trâu là sẽ có người tới mua ngay, người mua trâu thì đủ kiểu, có người tại địa phương, có người trong và ngoài tỉnh. Giá cả thì luôn ổn định”- Chị Truyền cho biết thêm.

Quảng Ngãi: “Xã trâu” Tịnh Hiệp…

Chị Phạm Thị Truyền thả trâu trên đồng

Xã Tịnh Hiệp có nhiều đồng cỏ, là điều kiện thuận lợi để phát triển chăn nuôi trâu. Toàn xã hiện có trên 2.300 con trâu. Nhiều nhất ở thôn Xuân Hòa trên 500 con. Trước đây, người dân trong xã nuôi trâu chủ yếu cày kéo và lấy phân hữu cơ bón ruộng, hiện nay khâu làm đất trong sản xuất nông nghiệp cơ bản được cơ giới hóa, chăn nuôi theo kiểu cũ không còn phù hợp. Bởi vậy, bà con nông dân trong toàn xã chuyển mạnh sang chăn nuôi trâu hàng hóa, chăn nuôi theo phương thức này đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tính trung bình mỗi hộ nuôi từ 2-3 con trâu. Có hộ nuôi từ 6-7 con.

Bà Võ Thị Ánh, ở thôn Xuân Hòa đã có hơn 30 năm chăn nuôi trâu. Trong chuồng lúc nào cũng nuôi từ 2 đến 3 con trâu. Nhờ nguồn thu nhập từ bán trâu, mỗi năm mà bà tích lũy dần để trang trải cuộc sống, nuôi các con ăn học và xây dựng nhà cửa. Bà Võ Thị Ánh vui vẻ chỉ tay về phía ngôi nhà khang trang của mình cho biết: “Tiền xây được ngôi nhà này cũng được tích lũy từ tiền bán trâu hàng năm, con cái ăn học cũng từ tiền bán trâu đấy”

Đa số người dân ở xã Tịnh Hiệp phát triển chăn nuôi chủ yếu từ con trâu. Vì trâu có đặc tính dễ nuôi, dễ chăm sóc, tận dụng được nhiều công lao động trong gia đình, thức ăn cho trâu chủ yếu là cỏ và rơm rạ. Người nông dân chăn nuôi trâu ở xã Tịnh Hiệp đã áp dụng cách nuôi nhốt và chăn thả thích ứng vào mùa vụ. Khi vào vụ thì trâu được nhốt chuồng, khi thu hoạch mùa vụ xong, từng đàn trâu được thả trên đồng. Bà con chủ yếu nuôi bán thịt và nuôi trâu sinh sản. Trung bình 1 năm 1 con trâu sinh sản sinh 1 con nghé. Nghé đẹp, nhanh lớn, một năm xuất chuồng được 15 triệu đồng/con. Ở xã miền núi Tịnh Hiệp nhiều hộ đã thoát nghèo chỉ dựa vào chăn nuôi trâu. Để phát triển mạnh mẽ đàn trâu của địa phương theo hướng hàng hóa mang lại giá trị kinh tế nông nghiệp, xã Tịnh Hiệp đã và đang nỗ lực nâng tầm vóc và chất lượng đàn trâu.

Ông Đỗ Xuân Hùng-Phó chủ tịch UBND xã Tịnh Hiệpcho biết: Ở xã Tịnh Hiệp kinh tế nông nghiệp giúp bà con đổi đời chủ yếu từ trồng keo và nuôi trâu. Nhà nào cũng có trâu. Chính nhờ nuôi trâu, cuộc sống của bà con ngày càng khấm khá hơn, hộ nghèo cũng giảm đáng kể. Địa phương đã và đang đề nghị huyện hỗ trợ nguồn tinh giống trâu Mu Ra của Ấn Độ để nâng tầm vóc và chất lượng thịt của đàn trâu bản địa, giúp người chăn nuôi trâu ở địa phương có cơ hội phát triển kinh tế hơn.

Thu Phượng- Kim Cúc

Tags: chăn nuôi trâuchăn nuôi trâu bòquảng ngãiXã trâu
Previous Post

Sống chết… cùng vịt

Next Post

Nuôi gà sao lãi cao

admin

admin

Bài viết có liên quan

Khấm khá nhờ nuôi trâu bán chăn thả
Chăn nuôi

Khấm khá nhờ nuôi trâu bán chăn thả

Tháng mười một 7, 2023
Hiệu quả từ mô hình nuôi trâu nhốt chuồng vỗ béo
Chăn nuôi

Hiệu quả từ mô hình nuôi trâu nhốt chuồng vỗ béo

Tháng 8 14, 2023
Tình hình chăn nuôi và nghiên cứu con trâu tại Việt Nam
Kiến thức chăn nuôi

Tình hình chăn nuôi và nghiên cứu con trâu tại Việt Nam

Tháng 9 6, 2022
Next Post
Anh Thuân giới thiệu về con gà sao

Nuôi gà sao lãi cao

Để lại một bình luận Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tìm kiếm bằng danh mục

  • Chăn nuôi
    • Kiến thức chăn nuôi
  • Làm giàu
  • Thị Trường
    • Bảng giá
    • Diễn biến thị trường

Thông tin

Giấy phép xuất bản số 000/GP – BTTTT cấp ngày 24.05.2022
@2020-2022 Bản quyền thuộc về Website. Cấm sao chép dưới mọi hỉnh thức không có sự chấp thuận bằng văn bản.

  • Trang chủ
  • Chăn nuôi
  • Thú Y
  • Trồng trọt
  • Thị Trường
  • Làm giàu
  • Khoa học – Công nghệ
  • Liên Hệ

© 2022 Nuôi Trồng Xanhh - Cẩm nang nhà nông.

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Chăn nuôi
    • Kiến thức chăn nuôi
  • Thú Y
  • Trồng trọt
  • Thị Trường
    • Bảng giá
    • Diễn biến thị trường
  • Làm giàu
  • Khoa học – Công nghệ
  • Liên Hệ

© 2022 Nuôi Trồng Xanhh - Cẩm nang nhà nông.