• Trang chủ
  • Chăn nuôi
    • Kiến thức chăn nuôi
  • Thú Y
  • Trồng trọt
  • Thị Trường
    • Bảng giá
    • Diễn biến thị trường
  • Làm giàu
  • Khoa học – Công nghệ
  • Liên Hệ
Nuôi trồng xanh
Advertisement
  • Trang chủ
  • Chăn nuôi
    • Kiến thức chăn nuôi
  • Thú Y
  • Trồng trọt
  • Thị Trường
    • Bảng giá
    • Diễn biến thị trường
  • Làm giàu
  • Khoa học – Công nghệ
  • Liên Hệ
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Chăn nuôi
    • Kiến thức chăn nuôi
  • Thú Y
  • Trồng trọt
  • Thị Trường
    • Bảng giá
    • Diễn biến thị trường
  • Làm giàu
  • Khoa học – Công nghệ
  • Liên Hệ
No Result
View All Result
Nuôi trồng xanh
No Result
View All Result
Home Chăn nuôi Kiến thức chăn nuôi

Phương pháp chẩn đoán, phòng ngừa và kiểm soát hiệu quả bệnh cầu trùng trên gia cầm

admin by admin
Tháng 10 1, 2022
in Kiến thức chăn nuôi
0
Phương pháp chẩn đoán, phòng ngừa và kiểm soát hiệu quả bệnh cầu trùng trên gia cầm
0
SHARES
4
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Vừa qua, Poulpharm Việt Nam đã tổ chức buổi hội thảo trực tuyến với chủ đề: “Tác động của bệnh cầu trùng đối với gia cầm và phương pháp chẩn đoán, phòng ngừa và kiểm soát hiệu quả bệnh cầu trùng trên gia cầm ở Việt Nam”, do Ông Maarten De Gussem, nhà tư vấn về chăn nuôi gia cầm nổi tiếng từ công ty Vietworks trực tiếp chia sẻ. Buổi hội thảo đã cập nhật nhiều kiến thức mới và kinh nghiệm về phương pháp kiểm soát và phòng ngừa bệnh cầu trùng trên gia cầm.

Ông Maarten De Gussem, nhà tư vấn về chăn nuôi gia cầm nổi tiếng từ công ty Vietworks

Nguyên nhân gây bệnh cầu trùng ở gia cầm

Bệnh cầu trùng ở gia cầm do loài ký sinh trùng đơn bào Eimeriagây ra gồm 7 loài bao gồm E. acervuline, E. maxima, E. tenella, E. praecox, E. mitis, E. necatrix, E. brunetti. Các loài Eimeria có hình thái và kích thước khác nhau, khả năng sinh sản và gây bệnh đa dạng cũng như không có sự miễn dịch chéo giữa các loài này.

Đàn gà bị nhiễm bệnh cầu trùng

Vòng đời của và đặc điểm gây bệnh của Eimeria

 

Vòng đời của cầu trùng Eimeria vào khoảng 4-7 ngày tùy vào từng loài. Các loài khác nhau có đặc điểm gây bệnh tại các vị trí khác nhau trên đường ruột của gia cầm. Đặc điểm của con vật khi nhiễm cầu trùng bao gồm xù lông, bỏ ăn, tiêu chảy hoặc phân có máu.

Hậu quả của bệnh cầu trùng đối với gia cầm

 

Bệnh cầu trùng ảnh hưởng trực tiếp tới hệ tiêu hóa của con vật và gây ra thiệt hại về kinh tế như giảm năng suất, giảm thể trọng và tỉ lệ chết có thể lên đến 100%. Khi con vật nhiễm bệnh, các tế bào biểu mô ruột sẽ bị tấn công dẫn tới giảm hấp thụ dinh dưỡng, tỉ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR) tăng, thể trọng của con vật giảm cùng với đó là việc khởi phát các bệnh thứ cấp.

Làm thế nào để kiểm soát bệnh cầu trùng hiệu quả

 

Các phương pháp kiểm soát bệnh cầu trùng bao gồm: thực hiện tốt an toàn sinh học, sử dụng thuốc kháng cầu trùng, các sản phẩm có nguồn gốc thực vật (phytoproduct), sản phẩm lên men (ionophore), Vaccine sống.

Chẩn đoán, xét nghiệm và thiết lập cơ sở dữ liệu về Eimeria giúp kiểm soát hiệu quả 

Hiện nay phương pháp chẩn đoán bệnh cầu trùng chủ yếu được sử dụng là phương pháp định lượng để kiểm tra số lượng cầu trùng có mặt trong phân (OPG- Oocyts per gram) kết hợp với đánh giá tổn thương. Tuy nhiên, nếu chỉ định lượng mà không định danh được các loài Eimeia rất khó để kết luân tình trạng của đàn vì không có mối liên hệ cụ thể nào giữa số lượng cầu trùng với việc gây bệnh hoặc hiệu suất nuôi. Vậy số lượng của mỗi loài cầu trùng trong mẫu như thế nào thì được coi là bình thường, để trả lời câu hỏi này thì cần xây dự cơ sở dữ liệu cho từng trại. Việc xác định sự lưu hành của các loài Eimeria trong đàn sẽ giúp hiểu được xu hướng bệnh và giúp thiết lập các phương pháp điều trị sớm (hoặc cải thiện tình hình trong thời gian ngắn).

Để định danh loài Eimeria,hiện nay có hai phương pháp phổ biến đó là sử dụng kỹ thuật PCR (RT-PCR) hoặc quan sát dưới kính hiển vi. Đối với phương pháp PCR, chỉ có thể phát hiện mà không định lượng được mức độ nhiễm, phương pháp RT-PCR có độ nhạy và độ đặc hiệu cao cũng như định lượng được các loài Eimeria trong mẫu. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi kỹ thuật phức tạp và chi phí cao. Phương pháp đếm và định danh cầu trùng dưới kính hiển vi cho hiệu quả cao và chi phí thấp nhưng yêu cầu người thực hiện có kinh nghiệm và kiến thức sâu về các loài Eimeria.

 

Tại Poulpharm Việt Nam, các nghiên cứu và xét nghiệm về bệnh cầu trùng trên gia cầm được các chuyên gia, kỹ thuật viên có nhiều kinh nghiệm thực hiện đảm bảo độ chính xác của phép thử. Đặc biệt, phòng thí nghiệm của Poulpharm VN liên kết chặt chẽ với Poulpharm BV (tại Bỉ) về hoạt động kiểm nghiệm. Tại Bỉ, Poulpharm BV thực hiện hơn 70.000 mẫu xét nghiệm mỗi năm về bệnh cầu trùng trên gia cầm, vì vậy chúng tôi có vốn kiến thức và cơ sở dữ liệu lớn về bệnh cầu trùng trên gia cầm.

Poulpharm có vốn kiến thức và cơ sở dữ liệu lớn về bệnh cầu trùng trên gia cầm.

Dự án xây dựng cơ sở dữ liệu về bệnh cầu trùng cho thị trường Việt Nam

Poulpharm Việt Nam muốn hợp tác với quý vị để xây dựng một cơ sở dữ liệu về bệnh cầu thông qua xét nghiệm và định danh các loài Eimeria. Tất cả mẫu được gửi tới Poulpharm Việt Nam để xét nghiệm bệnh cầu trùng từ 26/10/2020 – 11/12/2020 sẽ được Poulpharm Việt Nam miễn phí 100%.

Vui lòng liên hệ Poulpharm Việt Nam để biết thêm thông tin về dự án này:

CÔNG TY TNHH POULPHARM VIETNAM

Điện thoại: 028 3535 6098

Mail: info.vietnam@poulpharm.com

Website: www.poulpharm.vn/vi

Tags: Bệnh cầu trùngcầu trùng trên gia cầmPoulpharm Việt Nam
Previous Post

Phát triển chăn nuôi gà ở các tỉnh vùng Tây Nguyên

Next Post

Chuyên gia tiết lộ bí quyết kiểm soát các bệnh thường gặp ở chim cút không dùng kháng sinh

admin

admin

Bài viết có liên quan

Nhà chăn nuôi gia cầm cần biết những gì để kiểm soát bệnh cầu trùng
Chăn nuôi

Nhà chăn nuôi gia cầm cần biết những gì để kiểm soát bệnh cầu trùng

Tháng 4 8, 2025
Chuyên gia tiết lộ bí quyết kiểm soát các bệnh thường gặp ở chim cút không dùng kháng sinh
Kiến thức chăn nuôi

Chuyên gia tiết lộ bí quyết kiểm soát các bệnh thường gặp ở chim cút không dùng kháng sinh

Tháng 9 6, 2022
Next Post
Chuyên gia tiết lộ bí quyết kiểm soát các bệnh thường gặp ở chim cút không dùng kháng sinh

Chuyên gia tiết lộ bí quyết kiểm soát các bệnh thường gặp ở chim cút không dùng kháng sinh

Để lại một bình luận Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tìm kiếm bằng danh mục

  • Chăn nuôi
    • Kiến thức chăn nuôi
  • Làm giàu
  • Thị Trường
    • Bảng giá
    • Diễn biến thị trường

Thông tin

Giấy phép xuất bản số 000/GP – BTTTT cấp ngày 24.05.2022
@2020-2022 Bản quyền thuộc về Website. Cấm sao chép dưới mọi hỉnh thức không có sự chấp thuận bằng văn bản.

  • Trang chủ
  • Chăn nuôi
  • Thú Y
  • Trồng trọt
  • Thị Trường
  • Làm giàu
  • Khoa học – Công nghệ
  • Liên Hệ

© 2022 Nuôi Trồng Xanhh - Cẩm nang nhà nông.

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Chăn nuôi
    • Kiến thức chăn nuôi
  • Thú Y
  • Trồng trọt
  • Thị Trường
    • Bảng giá
    • Diễn biến thị trường
  • Làm giàu
  • Khoa học – Công nghệ
  • Liên Hệ

© 2022 Nuôi Trồng Xanhh - Cẩm nang nhà nông.